Thép Gió Là Gì? Cấu Tạo, Ứng Dụng Và Phân Loại Thép Gió

DỊCH VỤ THU MUA PHẾ LIỆU HƯNG PHÁT
0908 896 142
Thép Gió Là Gì? Cấu Tạo, Ứng Dụng Và Phân Loại Thép Gió
Ngày đăng: 19/08/2022 09:29 PM

    Bạn đang cần tham khảo thêm các thông tin như thép gió là gì, các loại thép gió được sử dụng phổ biến hiện nay? Bài viết dưới đây của Phế Liệu Hưng Phát đã tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất những kiến thức cần thiết về loại hợp kim này. Hãy xem ngay để không bỏ qua những thông tin hữu ích nhé.

    Thép gió là loại hợp kim thường được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo các dụng cụ cắt tỉa. Để hiểu thêm về loại thép đang được dùng phổ biến này thì Phế Liệu Hưng Phát sẽ cập nhật giúp bạn những thông tin chi tiết, đầy đủ nhất về khái niệm thép gió là gì và các kiến thức hữu ích xoay quanh loại thép này ngay sau đây.

    Thép gió là gì?

    thep-gio-la-gi

    Thép gió (High Speed Steel) còn được biết đến với cái tên thép cắt nhanh, loại thép này có độ rắn rất lớn và có tính chịu nhiệt cao. Thép gió có thể hoạt động với tốc độ rất nhanh mà không giảm đi độ cứng vốn có khi được chế tạo thành dụng cụ cắt gọt.

    Loại thép này thường được người ta dùng để làm mũi khoan, dao kéo,...

    Các thành phần cấu tạo nên thép gió

    Thép gió được cấu tạo nên từ sự liên kết của các nguyên tố sau:

    • Crom (Cr): trong hợp kim này crom chiếm tỉ lệ từ 3.8% đến 4.4%, thành phần này đảm nhận vai trò làm gia tăng độ thấm khi tiến hành nhiệt luyện. Khi nguyên tố này kết hợp với Molypden, Wolfram và Vanadi với tỉ lệ hơn 15% thì sẽ giúp cho thép gió có khả năng tự tôi, tôi thâu, tôi thiết diện hoặc tôi phân cấp.
    • Cacbon (C): hàm lượng cacbon trong thép gió chiếm 0.7-1.5% bảo đảm hòa tan với mactenxit để hình thành nên cacbit mạnh.
    • Wolfram (W), Molypden (Mo): tỉ lệ cao hơn 10%.
    • Vanadi (V): đa phần trong thép gió đều chứa hàm lượng vanadi cao hơn 1% nhưng cũng không nên lớn hơn 5%.
    • Coban (Co): Tỉ lệ nhỏ hơn 5%, hỗ trợ làm tăng độ cứng của thép gió.

    Một số loại thép được sử dụng hiện nay

    Mot so loai thep gio pho bien hien nay

    Trên thị trường hiện nay đang lưu hành 2 loại thép chính, cụ thể là:

    Thép có năng suất cao

    Đây là loại thép có tỉ lệ thành phần coban và vanadi khá cao nên độ cứng (64 đến 65 HRC) và khả năng chống ăn mòn, rỉ sét rất lớn, hơn thế nữa loại thép này có thể chịu được nhiệt lượng lên đến 6.200 độ C. Điểm hạn chế duy nhất chính là tính bền bỉ và khả năng dẻo dai thấp.

    Đại diện tiêu biểu của dòng thép này chính là: P9K5, P6M5K5, P9K10,...

    Thép năng suất thường

    Loại thép này thuộc hai dòng thép là thép Vonfram và Vonfram Molypden, có độ cứng từ 58 HRC. Điển hình của loại thép này là thép P18, P9, P12, P9Co5, P6M3, P6M5, có cùng sức chịu nhiệt lên đến 6.200 độ C nhưng lại khác nhau về cách thức chế tạo và một số thuộc tính của vật liệu.

    Quy trình nhiệt luyện thép gió

    Nhằm đảm bảo chất lượng của thép gió, người ta đã đưa ra một quy trình sản xuất chi tiết các bước thực hiện như sau:

    • Bước 1: Nung phân cấp theo từng giai đoạn tương ứng ở nhiệt độ 4.500 độ C và 8.500 độ C, giữ nhiệt sẽ mất khoảng 1,4 phút/mm bề dày. Trong quá trình nung, hai vấn đề về môi trường chống oxy hóa và cacbon thoát ra cần được giám sát, lưu ý thường xuyên. Có thể thực hiện các phương pháp ngâm muối hoặc hút chân không như một khí bảo vệ.
    • Bước 2: Để Austenite bão hòa với Crom, chúng ta sẽ tiếp tục nhiệt luyện ở mức 1.260 đến 12.800 độ C trong khoảng 1 phút/mm bề dày.
    • Bước 3: Để hạn chế thép thay đổi hình dạng, vật dụng hoàn tất quá trình nung sẽ được làm nguội ở môi trường khác nhau, vật dụng nhỏ được đặt ngoài không khí. vật dụng lớn làm nguội trong dầu. Cuối cùng là tôi phân cấp ở nhiệt độ từ 500 đến 5.500 độ C.
    • Bước 4: Ở bước này, vì lượng dư của Austenit nên thép chưa đạt được độ cứng lớn nhất, có trọng lượng Cacbit và Mactenxit sơ cấp. Lượng dư Austenite này sẽ biến đổi thành Mactenxit khi ram (gia công lạnh) với lượng nhiệt từ nhiệt độ từ 550 – 5.700 độ C.

    Các ứng dụng của thép gió

    ung dung cua thep gio

    Thép gió có thể được sử dụng làm mũi khoan, lưỡi dao, những dụng cụ cắt phức tạp khác,... Nếu như thép gió được dùng để làm dao thì phải đảm bảo được những tiêu chí sau đây:

    • Khả năng không bị ăn mòn và độ bền phải cao gấp 8 đến 10 lần so với các loại thép thông thường.
    • Tốc độ cắt từ 35 đến 80m/ phút.
    • Mức độ thấm khi nhiệt luyện và độ cứng phải đạt được tiêu chuẩn nhất định.
    • Độ cứng của thép phải đạt được từ 65 - 70HRC vì thép gió thông thường chỉ đạt độ cứng 50 HRC.

    Tuy rằng có khả năng chịu nhiệt rất cao nhưng thép gió cũng có thể đem đi hàn lại được nhưng quá trình này cần phải thật cẩn thận và tỉ mỉ. Nếu như thép gió gặp các vấn đề không thể sửa chữa lại được thì bạn có thể thanh lý cho các cơ sở thu mua phế liệu.

    Vì sao nên thanh lý thép gió tại Phế Liệu Hưng Phát?

    Phế Liệu Hưng Phát là một trong những cơ sở có uy tín chuyên thu mua các loại phế liệu với giá cao tại Bình Dương và các khu vực lân cận như TPHCM. Khi sử dụng dịch vụ thu mua của chúng tôi bạn sẽ nhận được những tiện ích như sau:

    • Được tư vấn và hỗ trợ tận tình
    • Giá thành được trả cao nhất thị trường hiện nay
    • Thanh toán nhanh chóng, trong một lần duy nhất
    • Công đoạn thu mua sẽ tiến hành nhanh chóng

    XEM THÊM:  Hợp Kim Là Gì? Đặc Tính, Ứng Dụng Và Phân Loại Hợp Kim

    Bài viết đã được Phế Liệu Hưng Phát tổng hợp đầy đủ và chi tiết các thông tin cần thiết như thép gió là gì, cấu tạo và các loại thép phổ biến hiện nay. Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu cần thanh lý thép gió thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

    Zalo
    Hotline