Quy Trình Tái Chế Giấy Như Thế Nào? Thành Phẩm Ra Sao?

DỊCH VỤ THU MUA PHẾ LIỆU HƯNG PHÁT
0908 896 142
Quy Trình Tái Chế Giấy Như Thế Nào? Thành Phẩm Ra Sao?
Ngày đăng: 29/03/2022 10:16 PM

    Quy trình tái chế giấy được thực hiện chi tiết để tạo ra những sản phẩm từ giấy tái sinh hữu ích sẽ được Phế Liệu Hưng Phát chia sẻ đến bạn qua bài viết sau đây. Hãy cùng nhau theo dõi nhé.

    Ngày nay, quy trình tái chế giấy là một việc mang lại rất nhiều ý nghĩa to lớn trong cuộc sống mỗi chúng ta. Ngoài việc giảm lượng rác thải, góp phần bảo vệ môi trường thì những sản phẩm từ giấy tái chế có thể tái sử dụng, tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ đời sống chúng ta.

    Hãy cùng Phế Liệu Hưng Phát tìm hiểu thêm về quy trình tái chế chế giấy cũng như những thành phẩm cuối cùng của quy trình này nhé.

    Quy trình tái chế giấy đầy đủ nhất

    quy trinh tai che giay day du nhat

    Quy trình tái chế giấy ( hay còn gọi là quy trình tái sinh giấy ) sử dụng các loại giấy đã qua sử dụng trải qua nhiều công đoạn sẽ cho ra sản phẩm cuối là loại giấy mới, có chất lượng thấp cấp hơn so với ban đầu. Hãy cùng Phế Liệu Hưng Phát tìm hiểu về quy trình tái chế giấy hoàn thiện sau nhé.

    Bước 1: Tuyển lựa và phân loại giấy phế liệu

    tuyen lua va phan loai giay phe lieu

    Để dễ dàng cho việc tái chế còn phải chọn lọc giấy phế liệu sạch không lẫn tạp chất, kim loại, nhựa, chất bẩn. Nếu bị lẫn quá nhiều tạp chất, không thể tái chế được thì chúng có thể để được dùng để chế biến phân bón hoặc tận dụng nhiệt lượng cho quá trình đốt hoặc đem chôn.

    Bước 2: Thu gom và vận chuyển giấy về nhà máy

    Trải qua khâu chọn lọc, thu mua và phân loại kỹ lưỡng, giấy phế liệu sẽ được đóng thành những khối lớn, được vận chuyển đến các nhà máy tái chế để tiến hành tái sinh giấy.

    Bước 3: Tái tạo bột giấy và khử mực

    Toàn bộ giấy sau khi vận chuyển đến nhà máy đều sẽ được cắt thành nhiều mảnh. Mảnh giấy tiếp tục được đánh thành bột thông qua quá trình dẫn giấy đến bể chứa nước và hóa chất lớn.

    Bột giấy tái sinh được đưa vào các lỗ các rãnh của cái khuôn sàng với đầy đủ ủ kích thước và hình dạng để lọc bỏ những tạp chất sắt lại như nylon, keo dính. Tiếp đó, để tách mực in và băng dính ra khỏi bột, nhà máy dùng xà phòng để sục vào bột. Khi đã tách thành công, chúng sẽ bị đẩy lên bề mặt qua quá trình tuyển nổi. Sau quá trình xả nước, phần tử mực in nhỏ sẽ được xả bỏ đi theo nước.

    Bước 4: Nghiền giấy, tẩy màu và làm trắng

    Bột giấy sẽ được nhồi và đập liên tục để làm xơ sợi bong lên trong toàn bộ suốt quá trình nghiền. Nếu có quá nhiều bó xơ sợi lớn, chúng sẽ phân tách cho tơi và tách biệt với nhau trong quá trình nghiền. 

    Để sản xuất giấy trắng, các nhà máy sử dụng hóa chất như oxygen, chlorine dioxide hay hydrogen peroxide để tẩy trắng chúng ( nếu trong bột giấy có màu ). Nếu sản xuất giấy màu như thùng carton chuyên dùng trong công nghiệp thì công đoạn này có thể lược bỏ.

    Bước 5: Xeo giấy

    Đây là công đoạn cuối cùng trong quá trình tái chế giấy. Tại máy xeo, bột giấy được pha loãng tạo thành lô băng giấy ướt liên tục trên các khung lưới.

    Băng giấy tiếp tục đi qua hệ thống ép vắt nước và qua các hệ thống sấy gia nhiệt bằng hơi nước thành giấy khô.  Để bề mặt giấy bóng mịn dễ in học viết hơn, bột giấy có thể được tráng phủ các hỗn hợp hóa học lên giấy sau khi được phơi khô tùy vào mục đích của nhà máy. 

    Các thành phẩm giấy tái chế được sử dụng hiện nay

    cac thanh pham giay tai duoc su dung hien nay

    Giấy sau khi được tái chế sẽ có chất lượng thấp hơn so với giấy ban đầu nhưng vẫn có thể sử dụng được bình thường, được tận dụng là thành nhiều sản phẩm dủng trong cuộc sống.

    Giấy tái chế chế còn tạo ra những thùng carton hỗ trợ cho việc đóng gói sản phẩm trong các ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, bột giấy tái chế có thể được dùng để làm các sản phẩm tái chế thân thiện với môi trường như túi giấy, ly tái chế,... giúp bảo vệ môi trường.

    - THAM KHẢO THÊM: Quy Trình Tái Chế Nhựa Phế Liệu Và Phân Loại Đầy Đủ

    Tái chế giấy có ý nghĩa lớn trong cuộc sống của chúng ta, mang đến nhiều giá trị to lớn trong môi trường. Hy vọng qua những thông tin vừa được chia sẻ Phế Liệu Hưng Phát đã giúp cho bạn nắm bắt quy trình tái chế giấy hoàn chỉnh cũng như có cái nhìn thiết thực hơn về những phế liệu xung quanh mình. 

    Zalo
    Hotline